Trung Quốc chặn Washington Post và The Guardian

Thứ hai, 10/06/2019, 11:55
Theo SCMP, The Washington Post và The Guardian đã đăng tải những bài báo có nội dung nhạy cảm về chính trị Trung Quốc trước đây.

Các tờ báo uy tín của quốc tế, gồm The Washington Post và The Guardian dường như đã bị chặn ở Trung Quốc, khi chính phủ nước này thắt chặt kiểm duyệt bằng việc sử dụng tường lửa "Vạn lý Trường thành trên mạng" (Great Firewall). Theo SCMP, The Washington Post và The Guardian đã đăng tải những bài báo có nội dung nhạy cảm về chính trị Trung Quốc trước đây.

Đến cuối tuần vừa rồi, 2 tờ báo này đã được thêm vào "danh sách đen" các báo tiếng Anh lớn bị chặn khỏi mạng internet Trung Quốc. Dù trước đây, những trang web này vẫn có thể truy cập mà không cần sử dụng phần mềm mạng riêng ảo (VPN), theo trang web kiểm duyệt Greatfire.org.

Bộ phận kiểm duyệt internet của Trung Quốc hiếm khi nêu rõ lý do khi chặn các trang web và không rõ liệu lệnh cấm mới đây nhất được đưa ra có phải là vĩnh viễn hay không. Dù các nhà chức trách không ngừng thắt chặt và nới lỏng quy định hạn chế, thì những gì diễn ra từ năm 2013 đến nay đều cho thấy ngày càng nhiều trang web nước ngoài đều bị Trung Quốc đưa vào danh sách đen.

Những tờ báo, trang tin lớn như Bloomberg, Reuters, The New York Times và The Wall Street Journal đã bị chặn từ vài năm nay. Vì vậy, các dịch truyền thông xã hội như Facebook và Twitter, tất cả dịch vụ của Google, như YouTube, đều phải đối mặt với lệnh cấm tương tự. Những dịch vụ phổ biến trên thế giới như Dropbox, Slack và Whatsapp cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Các nhóm vận động hành lang kinh doanh quốc tế, tự do truyền thông và các quan chức chính phủ phương Tây - trong đó có cả các nhà đàm phán Mỹ, đều cho biết "Vạn lý Trường thành trên mạng" của Trung Quốc không chỉ giới hạn về mặt ngôn luận mà còn về việc thực thi công bằng.

"Great Firewall" đã chặn hơn 10 nghìn tên miền web và được vận hành bởi các thuật toán trí tuệ nhân tạo. Chính quyền Trung Quốc cho biết các hoạt động kiểm duyệt của họ là vấn đề "chủ quyền internet" của đất nước và không thể thương lượng với các chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, giới chức nước này càng mạnh tay hơn trong những năm gần đây, họ thiết lập "hàng rào" đối với sự tiếp cận của nước ngoài cho tới kiểm duyệt gắt gao.

Theo Tri Thức Trẻ

Các tin cũ hơn