Các nhà khoa học Thụy Sĩ đang tiến hành "đắp chăn" cho những khối băng cổ nhằm hạn chế sự tan chảy của dải băng ở dòng sông Rhone, Thụy Sĩ. Theo một nghiên cứu mới đây, Rhone Glacier, nguồn của sông Rhone ở trung tâm của dãy núi Alps, Thụy Sĩ đã bị thu hẹp đáng kể trong 150 năm qua.
Những khối băng khổng lồ này ước tính có từ thế kỷ XVII. Bằng phương pháp đo đồng vị, các nhà khoa học thấy rằng, những thay đổi khí hậu trong một giai đoạn tương đối ấm của lịch sử Trái đất được biết tới với tên Holocene bắt đầu sau khi chấm dứt Kỷ băng hà cuối cùng và tiếp tục tới ngày nay.
Một nhóm các nhà khoa học từ Lamont - Doherty thuộc Đài quan sát Trái đất đã phát hiện ra rằng: "Cùng với sự biến đổi khí hậu, những dòng sông băng lớn dần bị thu hẹp lại và chúng ngày càng tăng theo thời gian. Do đó, bằng phương pháp "đắp chăn" này, chúng tôi hi vọng sẽ phần nào hạn chế được sự tan chảy của những khối băng dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu".
Qua đó, các nhà nghiên cứu tin, họ có thể áp dụng mô hình nghiên cứu này với các dòng sông băng khác trên thế giới và sử dụng dữ liệu để mô tả một cách chi tiết nhất về thời kỳ Halocene. Rất có thể, những dữ liệu này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học dự đoán tốc độ, xu hướng mô hình biến đổi khí hậu hay sự co rút, tan chảy của băng qua thời gian.
Joerg Schaefer, một nhà địa hóa học và giáo sư Lamont thuộc Đài quan sát Trái đất cho biết: "Các sông băng thực sự phản ứng mạnh mẽ trước một sự thay đổi nhiệt dù chỉ rất nhỏ".
Ngoài nghiên cứu, các phương pháp sáng tạo trong việc bảo vệ băng tan đã được thiết kế cho phép người tham quan có dịp chứng kiến những tảng băng cổ đại lớn kinh ngạc từ một góc nhìn hoàn toàn độc đáo. Các nhà khoa học đã đào một đường hầm bên trong sông băng, đủ lớn để mọi người đi qua, khiến mọi người tới đây như được quay ngược thời gian, trở về khám phá một thế giới từ ngàn năm trước.
Theo TTVN