5 sự kiên bất động sản trong năm 2011

Thứ năm, 22/12/2011, 13:33
SaigonNews – Nhìn lại một năm trầm lắng của thị trường bất động sản Việt Nam với những sự kiện tiêu biểu trong năm.


Những dự án bất động sản không còn hút nhà đầu tư nữa. Ảnh minh họa


1. Tín dụng bất động sản bị thắt chặt

Khi kinh tế khó khăn, chính phủ chủ trương thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, dòng vốn vào bất động sản gần như bị tắc nghẽn sau khi ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị về việc giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất, đặc biệt là bất động sản.

 

Cửa tín dụng dành cho BĐS gần như bị đóng chặt, doanh nghiệp hầu hết bị khát vốn. Ảnh minh họa.


Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh điêu đứng vì “ đói vốn” khi dự án đang xây dựng giữa chừng  thì bị cắt vốn vay. Hơn nữa, nếu tiếp cận được vốn vay vào thời điểm này thì cũng gặp phải rào cản quy trình, thủ tục và điều kiện vay khắt khe; lãi suất cao ngất ngưởng lên đến 22-24% một năm, khiến những ai có ý định đi vay kinh doanh bất động sản thời điểm này cũng phải chùn bước.


2. Thị trường căn hộ thoái vốn, giảm giá hàng loạt 

Mở đầu là vụ đại hạ giá dự án Petro Vietnam Landmark Quận 2 của công ty cổ phần địa ốc dầu khí (PVL), giảm giá bán hơn 34% đối với 85 căn hộ. Tiếp theo sau đó là hàng loạt các dự án như An Tiến, Flamingo Villa 3.

 

Giảm 34%, khách hàng muốn mua căn hộ PVL, phải bốc thăm.

Vụ việc cho thấy phần nào bức tranh lãi suất cao đè nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, một vài doanh nghiệp không thể chịu đựng hơn đã chấp nhận bán hạ gia cắt lỗ, còn hơn  là gánh thêm nợ lãi suất ngân hàng.

Các dự án khác muốn bán được hàng trong thời điểm này không còn cách nào khác ngoài việc giảm giá.



3. Nở rộ làn sóng M&A trong BĐS

Có thể kể ra đây một vài vụ diễn ra gần đây như Quỹ đầu tư JSM và thương vụ chuyển nhượng dự án Peninsula với giá khoảng 228 tỷ đồng cho Công ty Sao Sáng Sài gòn - đơn vị thành viên của Ngân hàng Nam Á; địa ốc Khang An chuyển nhượng 80% vốn góp dự án khu dân cư tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân cho Dacin Holding của Singapore; Công ty CP Vincom chuyển nhượng phần vốn góp cho một cổ đông khác là Công ty CP Thành phố Mặt trời (Sun Group) tại dự án Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà ở trên khu đất Thanh Xuân, Hà Nội,cũng đã tạo ra nhiều sự quan tâm trên thị trường bất động sản.

 

Ngày càng có nhiều thương vụ M&A trong các dự án BĐS. Ảnh minh họa.


Ông Neil MacGregor, Phó Tổng giám đốc công ty Savills Việt Nam nhận định thị trường BĐS Việt Nam đang thực sự khan hiếm nguồn vốn, do vậy nhà đầu tư đẩy mạnh tìm kiếm những nguồn tài chính mới. Có khá nhiều lựa chọn giúp chủ đầu tư bổ sung vốn để tiếp tục khai thác các dự án mà không cần đến vốn vay từ ngân hàng nếu tìm được đối tác phù hợp.

4. Cởi trói 4 nhóm đối tượng BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất

Thị trường BĐS vào tháng 11 đón nhận tin vui khi NHNN đã “mở van” cho các tổ chức tín dụng loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất. Quyết định này đã phần nào mở một lối thoát cho BĐS, cho những doanh nghiệp, cho những cá nhân thực sự có nhu cầu về nhà ở.

Trước đó, thị trường BĐS đã gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn do BĐS bị xếp vào nhóm phi sản xuất.


5. Giảm 50% tiền thuê đất

Ngày 23/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định giảm tiền thuê đất đối với một số tổ chức kinh tế. Theo đó, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện thì sẽ được giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và 2012. Hai điều kiện đó là sử dụng đất thuê đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật đất đai và có số tiền thuê đất xác định lại theo quy định tại Nghị định số121/2010 của Chính phủ tăng từ 2 lần trở lên so với tiền thuê đất phải nộp năm 2010.

Việc giảm 50% tiền thuê đất cũng là một động thái tích cực của Chính phủ, phần nào giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay.


Misa.

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích