Trong buổi tọa đàm "Nhà ở cho mọi người: Từ giấc mơ đến hiện thực" với sự tham gia của TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm và GS, TSKH Đặng Hùng Võ sẽ đưa ra những lý giải cho nguyên nhân vì sao giấc mơ nhà ở vẫn còn rất xa vời với người thu nhập thấp (TNT).
GS, TSKH Đặng Hùng Võ |
Giá nhà ở tăng cao do đâu?
G.S Đặng Hùng Võ nhận định: hiện nay nhu cầu nhà của người TNT rất cao nhưng lượng cung đến được với đối tượng này thì không dễ vì vậy chúng ta cần mổ xẻ từ nhiều khía cạnh, nhiều phương diện để giấc mơ nhà ở cho mọi người thành hiện thực.
Do quy định đất ở chỉ có một hình thức sử dụng là sử dụng vĩnh viễn bất kể đối tượng là ai, đây chính là nguyên cớ để hình thành đầu cơ vượt ngưỡng. Ngoài ra do tập quán, tâm lý phải sở hữu nhà ở của người dân cũng là một lực cản để chúng ta phát thị trường nhà ở một cách lành mạnh, phổ cập.
Làm mọi người nhao đi mua nhà, tiết kiệm để mua nhà, coi mua nhà là một phương thức đầu tư tốt hơn tất cả các phương thức đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh…với tư duy đó làm cho thị trường đẩy giá lên cao, làm các nhà đầu tư cuốn vào thị trường cao cấp và bỏ ngỏ thị trường nhà TNT. Trong bốii cảnh thị trường bị méo mó như vậy thì xuất hiện ngữ cảnh người bán hàng coi mình là thượng đế, người mua hàng bị phụ thuộc, đi ngược lại với quy luật thị trường.
Theo ông Võ, trước năm 2008 thị trường nhà ở chỉ là thị trường thương mại thuần túy. Thị trường đó làm hư nhà đầu tư (NĐT), NĐT được vai trò là thượng đế không cần quan tâm đến hạ giá sản phẩm, vật liệu gì cũng đươc, công nghệ gì cũng được miễn là xây dựng nhanh, không cần quân tâm chi phí quản lý, lãi suất huy động…miễn là thu được lợi nhuân. NĐT không cần quan tâm giá nhà cao bao nhiêu vì người mua nhà sẽ chịu. Điều này lý giải cho việc giá nhà cao hơn thực tế rất nhiều, đó chính là nghịch lý trong thị trường nhà ở.
Giấc mơ liệu có thành hiện thực?
TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm |
Dưới góc độ là người làm quy hoạch và kiến trúc TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm đã chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng giải quyết vấn đề nhà ở phải là một vấn đề đa ngành, một vấn đề có dự báo khoa học tổng hợp.
Ông cho rằng: "Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mới ban hành hiện nay đã đề ra những vấn đề rất đổi mới và những chỉ tiêu cụ thể. Đặc biệt trong chiến lược này có xác định ra 8 đối tượng được ưu đãi, những chỉ tiêu thực hiện trong diện mạo đô thị trong việc tổ chức không gian đô thị, yêu cầu về giải pháp kiến trúc chất lượng cuộc sống, vấn đề về nhà chung cư và chỉ tiêu phát triển nhà chung cư…định hướng này đã hiện là chúng ta đang đổi mới và hội nhập.
Trong chiến lược này chúng ta đã rất chú trọng các đối tượng nhà ở là cộng đồng dân cư và đặc biệt là 8 đối tượng trong chiến này phải chăng đã thể hiện cái bản sắc, cái ưu việt, cái mà chúng ta đang phấn đấu là không phải chỉ kinh tế thị trường mà còn định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng này là rất đúng đắn có nhiều ưu việt, chiến lược này là sự kiện lớn nhưng tổ chức thực hiện, lựa chọn giải pháp nào để thực hiện trong cả chặng đường dài như thế này mới là vấn đề mà chúng ta nên trao đổi kỹ hơn".
"Chiến lược này có đưa ra việc tăng tỷ lệ nhà chung cư, tôi cho rằng đây là bước mới bởi ta đang là đất nưóc có tốc độ đô thị hoá cao 30%, 2050 đô thị 50% trong đó quy đất hạn hẹn và tiềm năng phải suy nghĩ, vì vậy cần phải đạt ra là phát triển nhà loại nào" - ông Nghiêm nói.
Cùng quan điểm đó, theo GS Võ, việc hướng theo chiến lược là 80% tỷ lệ nhà là chung cư là hoàn toàn đúng, đây là phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình và TNT thấp. Tỷ lệ này là hợp lý vì ở các nước phát triển hiện nay cũng duy trì tỷ lệ 80% này. Vấn đề còn lại ở Việt Nam là tính đồng bộ trong triển khai xử lý chiến lược này là giá phải bảo đảm hợp lý. Ngoài ra phải có lộ trình nhất định, có cách thức trong quá trình phát triển định hướng nhà giá rẻ.
Đăng Sang