TQ: Vương Kỳ Sơn lại "bế quan", thêm "hổ lớn" sắp ngã ngựa?

Thứ ba, 23/09/2014, 10:52
Sự "mất tích" trước truyền thông của ông Vương Kỳ Sơn khiến truyền thông đồn đoán Trung Quốc sắp có thêm "hổ lớn" ngã ngựa, khi mà động thái này của ông Vương đã có tiền lệ.

Vương Kỳ Sơn (giữa) gặp Tổng thống Mỹ Obama tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Mỹ hồi 2009. Ông Vương khi đó là Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc.

Hãng thông tấn Tân Đường Nhân của người Hoa hôm 21/9 đưa tin, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn đã không xuất hiện công khai trước truyền thông trong 10 ngày.

Tân Đường Nhân cho hay, sau mỗi lần “ẩn dật” ông Vương Kỳ Sơn thì Trung Quốc lại xuất hiện “hổ lớn” bị ngã ngựa khi ông tái xuất. Chính vì vậy, liệu lần này Bí thư CCDI sẽ xuất hiện trở lại vào thời điểm nào? Và liệu có “quan lớn” nào sắp bị lôi ra ánh sáng hay không? Đã trở thành chủ đề đang được truyền thông trong và ngoài Trung Quốc nóng lòng theo dõi.

10 ngày không gặp, truyền thông Trung Quốc đã nhớ Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn.

10 ngày không gặp, truyền thông Trung Quốc đã "nhớ" Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn.

Vương Kỳ Sơn “ẩn thân”, truyền thông… nổi sóng

Theo thông tin đăng tải trên tờ Mingpao (Hồng Kông), hôm 19/9 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến công du 9 ngày tại 4 nước Trung và Nam Á. Trong thời gian ông Tập không có mặt tại Trung Quốc, đã có 5/6 Thường ủy Bộ chính trị từng rời khỏi Bắc Kinh.

Mingpao liệt kê, Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Thiên Tân, sau đó là Thượng Hải; Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang tới Quý Châu; Chủ tịch Hiệp thương chính trị toàn quốc Du Chính Thanh có chuyến thăm Sơn Đông; Ủy viên Bộ chính trị phụ trách văn hóa và tuyên truyền Lưu Vân Sơn có mặt tại Thẩm Dương để tham gia một hoạt động kỷ niệm, còn Phó thủ tướng Trương Cao Lệ tham dự Triển lãm China – ASEAN EXPO tại Quảng Tây.

Tờ báo Hồng Kông chỉ ra, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Vương Kỳ Sơn là nhân vật duy nhất trong Bộ chính trị không có bất kỳ hoạt động nào được truyền thông đưa tin.

Bài viết của Mingpao cũng cho biết, trước mỗi kỳ Đại hội toàn đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), việc các lãnh đạo cấp cao xuống địa phương làm công tác “điều nghiên” đã trở thành một hoạt động bất thành văn. Mingpao phân tích, trong thời điểm này, động thái “ẩn mình” của Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn cho thấy nhiều khả năng ông Vương đang có sự vụ “vô cùng quan trọng” cần phải xử lý, và cho rằng sự vụ quan trọng đó chắc chắn có liên quan tới hành động chống tham nhũng sắp tới.

Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đi vắng thì Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn cũng bế quan. Truyền thông đồn đoán liệu sẽ có thêm hổ lớn ngã ngựa khi ông Vương tái xuất?

Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình "đi vắng" thì Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn cũng "bế quan". Truyền thông đồn đoán liệu sẽ có thêm "hổ lớn" ngã ngựa khi ông Vương tái xuất?

Giới quan sát chỉ ra, xuất phát từ nhận thức chung trong quan trường Trung Quốc rằng “chỉ cần Vương Kỳ Sơn ẩn thân, chắc chắn có hổ lớn”,  cho nên động thái “mất tích” lần này của ông Vương lại khiến truyền thông Trung Quốc và quốc tế đua nhau đưa ra những lời đồn đoán.

Văn phòng công tác thông tin thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc – cơ quan quản lý kiểm soát tối cao đối với mạng internet – hôm 10/9 triệu tập cuộc họp gồm các đơn vị truyền thông mạng, yêu cầu phối hợp vô điều kiện công tác xét xử các đối tượng liên can tới vụ án Chu Vĩnh Khang, diễn ra vào cuối tháng 9.

Cơ quan này cũng cho hay, số đối tượng liên can tới vụ án của cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang lên tới hơn 100 người, trong đó bao gồm cả “cựu trùm” Tập đoàn dầu khí khí đốt Trung Quốc (CNPC) Tưởng Khiết Mẫn và cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành.

Hơn 700 ngày kể từ khi Vương Kỳ Sơn đảm nhiệm vị trí Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, hành động đả hổ diệt ruồi của ông Vường cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến quan trường Trung Quốc dậy sóng.

Hơn 700 ngày kể từ khi Vương Kỳ Sơn đảm nhiệm vị trí Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, hành động "đả hổ diệt ruồi" của ông Vương cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến quan trường Trung Quốc "dậy sóng".

Cũng theo Mingpao, loạt vụ án có liên quan tới Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã có quyết định tiến hành xét xử tại tỉnh Cát Lâm. Những ngày gần đây, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ đã tới Cát Lâm “khảo sát”, được cho là có liên quan tới sự kiện này.

Sự tích Vương Kỳ Sơn “ẩn dật” một tháng, Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”

Tân Đường Nhân phân tích, việc Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn “đả hổ” sau mỗi lần “tái xuất” đã trở thành tiền lệ.

Hôm 19/5, sau khi tham dự cuộc họp giao ban của Cơ quan Kiểm tra giám sát kỷ luật, ông Vương đã “mất tích” trong vòng hơn một tháng. Tới ngày 22/6, ông Vương Kỳ Sơn mới xuất hiện trở lại bên cạnh Chủ tịch Tập Cận Binh khi tham dự đám tang một vị lão thành của đảng.

Trong thời gian đó, vào ngày 14/6, nhân vật “tai to mặt lớn” đầu tiên bị điều tra chính là cựu Phó chủ tịch Hiệp thương chính trị Tô Vinh. Ngày 25/6, ông Tô chính thức bị cách chức.

Đặc biệt, chỉ một tuần sau khi ông Vương Kỳ Sơn trở lại, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu đã bị khai trừ Đảng tịch hôm 30/6 và chuyển cho Cơ quan kiểm sát quân sự.

Ngày 29/7, tức hơn một tháng sau ngày Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn “xuống núi”, tiền nhiệm của ông Vương là cựu Bí thư CCDI kiêm Thường ủy Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang đã bị tuyên bố chính thức lập án điều tra.

Chu Vĩnh Khang (ảnh trên) và Từ Tài Hậu, 2 hổ béo ngã ngựa sau lần bế quan của ông Vương Kỳ Sơn hồi tháng 5 vừa qua.

Chu Vĩnh Khang (ảnh trên) và Từ Tài Hậu, hai "hổ béo" ngã ngựa sau lần "bế quan" của ông Vương Kỳ Sơn hồi tháng 5 vừa qua.

Tân Đường Nhân cho hay, từng có đơn vị truyền thông Trung Quốc phát biểu rằng hành động chống tham nhũng quyết liệt của ông Vương Kỳ Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình đã “thay đổi chủ đề mọi câu chuyện trên bàn ăn”. Trước cơn bão chống tham nhũng của hai ông Tập – Vương, chủ đề “trà dư tửu hậu” ưa thích của người dân Trung Quốc là bất động sản, xe hơi, cổ phiếu; còn hiện nay những thứ mà mọi người bàn luận là “quan lớn” cấp nào ngã ngựa, có bao nhiêu nhân tình, tài sản giàu có ra sao.

Cũng có phân tích cho rằng, trong thời gian từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10, bên cạnh việc xét xử các vụ án liên quan tới Chu Vĩnh Khang và công tác chuẩn bị cho Đại hội toàn đảng lần thứ 4 khóa 18, thì những diễn biến trong cuộc vận động “chiếm Trung Hoàn” tại Hồng Kông cũng được cho là có nhiều vấn đề phức tạp.

Các chuyên gia quan sát nhận định, trong quãng thời gian nhạy cảm sắp tới, việc xuất hiện một hoặc hai “hổ lớn” ngã ngựa là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo Đại Lộ

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích