Vào lúc 18h40 ngày 18/6, một chiếc Super Hornet của Hải quân Hoa Kỳ đã bắn rơi máy bay ném bom Su-22 của Không quân Syria gần Ja'Din ở phía Tây tỉnh Raqqa. Phi công Syria đã nhảy dù và rơi vào chiến tuyến và đã được cứu thoát.
Máy bay F-18 Super Hornet cất cánh từ sân bay tấn công SU-22 Syria |
Tuyên bố của Bộ tư lệnh Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu (CJFOIR) về việc bắn hạ cũng không có gì khác mấy lần trước đây (ngang ngược, bất chấp) mà ta đã nghe. Và, đây là phản ứng của Liên minh Nga-Syria-Iran.
Ngay sau đó, Iran, lần đầu tiên, phóng tên lửa đạn đạo tầm trung vào lực lượng IS tại Deir Ezzor. IS đã nhận trách nhiệm về vụ khủng bố tại Iran vừa qua thì bị tên lửa Iran giáng vào đầu là hợp lý. Tuy nhiên, thông qua vụ này Iran muốn chứng tỏ sự tham gia công khai, sâu hơn và Syria…
Gần 2 ngày sau Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố với 2 điểm chính:
1, Trong những khu vực mà VKS Nga đang tiến hành các nhiệm vụ chiến đấu trên bầu trời Syria, bất kỳ vật thể bay nào, bao gồm cả máy bay phản lực và các loại máy bay không người lái của CJFOIR được phát hiện ở phía Tây sông Euphrates sẽ được VKS Nga và các hệ thống phòng thủ dưới đất theo dõi và được coi như các mục tiêu trên không.
2, Ngừng thực thi bản ghi nhớ về tránh sự cố và sự an toàn của các chuyến bay hàng không trong các hoạt động tại Syria đã ký vào ngày 20 tháng 10 năm 2015 với Mỹ.
Có thể nói đây là một cảnh báo nghiêm trọng nhất của Nga với Mỹ và liên quân từ trước tới nay trên chiến trường Syria. Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi SU-24 của Nga thì Nga vẫn không ban hành một tuyên bố có tính chất như vậy.
Lưu ý cao là, nếu hiểu tuyên bố này của Nga rằng, Nga đã lập ra một “vùng cấm bay” tại Tây Euprates là không đúng.
Nga tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào của CJFOIR khi phát hiện ở phía Tây sông Euphrates như một số tờ báo nhấn mạnh là hiểu sai.
Và do đó có câu hỏi đặt ra rằng, liệu không quân liên minh Mỹ có dám bay qua “red line” (phía Tây sông Euphrates) mà Nga đã vạch ra hay không và nếu thế thì Nga có dám bắn hạ mục tiêu hay không?
Câu trả lời ở đây có 2 ý, (1) không quân Liên minh Mỹ vẫn bay được trong khu vực này, có điều, chúng được coi là mục tiêu trên không thù địch tiềm ẩn nguy hiểm và do đó, chúng đã được hệ thống radar Nga theo dõi, hệ thống phòng không mặt đất cũng như VKS Nga khóa mục tiêu.
(2) là khi những mục tiêu này được xác định là thù địch, chẳng hạn, chúng ném bom, phóng tên lửa vào đồng minh của Nga…là Nga sẽ ấn nút bắn hạ ngay và luôn. Còn trúng địch hay không thì là vấn đề khác.
Cảnh báo của Nga không có sức răn đe?
Tuyên bố của Nga chắc chắn không phải là đùa. Nên hiểu, đó không phải là điều mà người Nga từng làm ở Syria trước đây, mặc dù gần biên giới của mình, Nga đã tuyên bố và luôn làm vậy vì an ninh quốc gia.
Vì thế, Mỹ không coi nhẹ sự cảnh báo trong tuyên bố của Nga như những điều giật gân. Nga chứ không phải là Bắc Triều Tiên. Mỹ thừa hiểu, khi cần thì Nga có rất nhiều cách để thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp…
Mỹ còn nhớ sau vụ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria, Nga đã tuyên bố cho biết đã triển khai khẩn cấp cho quân đội Syria những hệ thống phòng không từ tháng 4 chỉ là mặt thông báo. Thực tế, Nga đã đào tạo, huấn luyện và chuyển cho Assad các hệ thống phòng không hiện đại để đối phó.
Syria có đủ khả năng để bắn hạ không quân Israel thì cũng có thể làm gì đó với Mỹ, tuy nhiên, Mỹ chứ không phải Israel nên Nga phải tỉnh táo, né tránh.
Nếu như trước đây, Nga-Syria-Iran tránh đối đầu với Mỹ không cần thiết thì hiện nay Mỹ và liên minh lại rơi vào tình huống phải đối đầu với Nga-Syria-Iran cũng…không cần thiết chút nào.
Mỹ đã buộc phải “định vị lại hoạt động của máy bay mình ra khỏi vòng nguy hiểm”. Theo The Times (Anh) Lầu Năm Góc đã “điều chỉnh đường bay của không quân để tránh va chạm” và “thu hẹp vị trí tấn công”…
Australia là đồng minh đầu tiên rút máy bay của mình về nước để tránh sự cố khi Nga đơn phương ngừng thực thi bản ghi nhớ về tránh sự cố và sự an toàn của các chuyến bay hàng không trong các hoạt động tại Syria đã ký vào ngày 20/10/2015 với Mỹ.
Người Anh, theo tin chưa chắc chắn cũng có ý định như không quân của Australia, cũng là sự khôn ngoan, bởi lẽ có thể Nga sẽ do dự, “suy nghĩ 2 lần” với máy bay Mỹ, nhưng với máy bay Anh, Australia hay Phần Lan…thì không buộc Nga như thế.
Các phi công của Liên minh Mỹ bay về phía Tây Euphrate sẽ biết rằng họ đang bị Nga theo dõi, và với hệ thống báo động trong máy bay nói với họ nhiều như vậy.
Các phi công Mỹ-NATO chỉ quen “ngồi trên máy bay đi săn”, liệu khi biết tính mạng đang bị đe dọa thì họ có vì mục tiêu, lý tưởng để chấp nhận chết tại Syria không?
Rõ ràng là cảnh báo của Nga chứng tỏ tính chất của vụ việc là rất nghiêm trọng. Nga chỉ đích danh Mỹ là kẻ “gây hấn” là kẻ “xâm lược”.
Như đã thấy, cứ sau một “sự cố quân sự” do Mỹ gây ra thì Nga liền đáp trả “đối xứng”.
Lần này tuyên bố và hành động thực hiện của Nga đã biến vùng phía Tây sông Euphrates về bản chất như một “vùng cấm bay” khiến mọi hỗ trợ của không quân Mỹ cho IS tại Tây Nam Raqqa, Deir Ezzor đã mất.
Rõ ràng, trên chiến trường Syria, Nga mới là người chơi chính, chủ động chưa không phải là Mỹ.
Theo Đất Việt