|
Mỗi năm đến mùa nước nổi, người đi câu rắn mối lại trúng mánh |
Đến khu vực xã Vĩnh Đại, H.Tân Hưng dễ bắt gặp các “cần thủ” lang thang men theo bờ đê đi câu rắn mối. Trong lần gặp đó, chúng tôi có dịp theo chân anh Văn, một cư dân ở tận Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thường lặn lội đến vùng nước nổi Đồng Tháp, Long An để câu rắn mối mùa nước nổi.
Theo anh Văn, mùa nước nổi rắn mối xuất hiện rất nhiều ở những bụi cây, cỏ. Bởi vì nước lên cao, vùng trú ẩn của rắn mối bị hạn chế. Nên chúng buộc phải trú ngụ trên các bờ đê cao tránh lũ.
Để câu được nhiều rắn mối, thời gian câu thích hợp nhất vào lúc rạng sáng đến trưa. Phương tiện chính là cần câu cá, chiếc vải mùng được khâu nhỏ bằng ngón tay cái. Chiếc túi nhựa cặp nách để hứng rắn mối khi chúng cắn câu. Mồi câu làm từ trứng kiến được nhét sâu trong túi vải.
Mùa nước nổi cũng là lúc người nông dân kết thúc vụ mùa trồng trọt. Chính vì thế nhiều người tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi đi "săn" những sản vật của mùa lũ |
Trong đó có nghề câu rắn mối mùa nước nổi |
Để câu được rắn mối, đồ nghề chính là chiếc cần câu và mồi nhử. Chiếc cần câu rắn mối không khác gì cần câu cá |
Mùa nước nổi rắn mối xuất hiện rất nhiều ở những bụi cây, cỏ. Bởi vì nước lên cao, vùng trú ẩn của rắn mối bị hạn chế. Nên chúng buộc phải trú ngụ trên các bờ đê cao tránh lũ |
Bên cạnh đó dụng cụ kèm theo là hộp lưới để đựng rắn mối. Anh Văn tự chế hộp đựng rắn mối bằng 2 cái rổ được úp lại rồi tạo miệng nhỏ đủ để bỏ rắn mối vào |
Mồi câu được lấy từ trứng kiến vì rắn mối rất thích loại này và dễ dàng cắn câu |
Sau đó trứng kiến được bỏ vào túi vải nhỏ bằng ngón tay |
Túi vải mùng nhử mồi cho rắn mối cắn sâu dính chặt và dễ dàng khi giật lên |
Một con rắn mối khi bị cắn câu |
Tuy nhiên, khi rắn mối cắn câu, người thợ phải giật mạnh lên cao rồi lấy túi hứng rắn mối ngay trên không trung, rất điệu nghệ |
Theo Thanh Niên