|
Châu Á, lục địa khô nhất thế giới tính theo lượng nước bình quân đầu người, hiện vẫn đang trong giai đoạn xây đập, khoảng hơn nửa trong tổng số 50 nghìn đập đang được xây dựng trên khắp toàn cầu là ở châu Á. Hoạt động xây đập đã gây ra nhiều tranh chấp và đối đầu về vấn đề nguồn nước, theo báo Nikkei.
Việc quá nhiều nước châu Á muốn xây đập cho thấy họ vẫn muốn lạm dụng nguồn nước thật nhiều, trái ngược với việc lẽ ra họ phải theo đuổi mục tiêu quản lý nước một cách thông minh và sử dụng nước tiết kiệm hơn. Kết quả, chẳng có nơi nào mà tình hình địa chính trị xung quanh vấn đề xây đập trở nên căng thẳng như châu Á, châu lục có nhiều đập nhất thế giới.
Mùa hè năm ngoái, mực nước tại con sông lớn trong lục địa Đông Nam Á – sông Mê Kông, đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm dù rằng mùa mưa hàng năm kéo dài từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9/2019.
Thế nhưng sau khi đã hoàn thành 11 con đập lớn, Trung Quốc đang xây dựng thêm nhiều con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đang xây thêm đập trên thượng nguồn của nhiều dòng sông xuyên quốc gia.
Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm của bản đồ nước châu Á. Nhờ vào cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc là điểm khởi đầu của nhiều con sông chảy xuống 18 nước phía dưới hạ nguồn. Chẳng nước nào trên thế giới là đầu nguồn của nhiều con sông đến như vậy.
Bằng việc xây dựng thật nhiều đập và nhiều hạ tầng phân phối nguồn nước, Trung Quốc đang tạo ra hạ tầng ở thượng nguồn giúp Trung Quốc có thể vũ khí hóa nguồn nước.
Chắc chắn, hoạt động xây đập của Trung Quốc đang gây hại cho nhiều mối quan hệ tại châu Á. Tranh chấp lãnh thổ giữa Kashmir và thung lũng Ferghana chủ yếu xung quanh vấn đề nước. Trên khắp châu Á, nhiều nước đang cố gắng kiểm soát nguồn nước bằng cách xây đập ngay cả khi mà họ yêu cầu sự minh bạch về thông tin về dự án của nước láng giềng.