Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, không ít người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “like” (thích) nhiều nhất cho mỗi nội dung và thông tin và họ đăng tải.
Nạn “câu like” trên mạng xã hội xuất hiện dưới nhiều hình thức tinh vi. |
Đó là những hình ảnh thương tâm, những hoàn cảnh đáng thương thường xuyên được đăng tải kèm theo lời kêu gọi cư dân mạng thích và chia sẻ để bày tỏ sự đồng cảm. Nhưng thực chất đây chính là hình thức “câu like” đánh vào lòng trắc ẩn của mỗi người xem. Điều này không ẩn chứa giá trị nhân văn, không mang ý nghĩa cứu người.
Đoạn video tuy ngắn nhưng có khả năng truyền tải thông tin sâu sắc. Video kể về một cậu bé tên Rahim, 10 tuổi, sống với em trai trong một khu ổ chuột tối tăm, tồi tàn. Mặc dù đang bị bệnh, nhưng Rahim cho biết mình không cảm thấy lo lắng bởi vì trang mạng xã hội của UNICEF tại Thụy Điển đã có hơn 177.000 người like, điều này sẽ giúp được cậu và em trai mình.
Lời kể của cậu bé Rahim tội nghiệp đã tin vào những trò “câu like”. |
“UNICEF Thụy Điển đã có 177.000 like trên Facebook. Có thể họ sẽ đạt 200.000 like vào mùa hè này, do vậy chúng tôi sẽ ổn”, cậu bé Rahim nói đầy tin tưởng trong đoạn clip. Rahim đã có một niềm tin mù quáng như vậy.
Qua đoạn clip này, UNICEF thể hiện lời cảnh báo rất rõ ràng: “Likes don’t save lives - Bấm like không cứu sống được mạng người”. Những lượt bấm like chẳng thể chuyển thành tiền mặt, đồ ăn, quần áo hay thuốc chữa bệnh. Tốt nhất nếu có ý định muốn giúp người khó khăn, bạn hãy quyên góp bằng tiền mặt.
Đã tồn tại trên thực tế, hiện tượng “câu like" nhằm mục đích để lôi kéo thành viên, thu lợi nhuận từ quảng cáo hoặc dẫn đến những trang web đen. Bởi số lượng like chính là mốc đánh giá sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội cũng như giá trị của các fanpage.
Dù vậy, đoạn video cũng nhận được ý kiến trái chiều từ cộng động mạng Việt Nam. Bạn Hải Nam chia sẻ: "Trước giờ, trừ trường hợp bất đắc dĩ, còn ai yêu cầu Like mình đều làm ngơ. Đó là việc tự nguyện, chứ không phải "Like để thế này, thế kia"". Bạn Nguyễn Triết Học cho biết: "Lúc đầu mới lên mạng chơi mình cũng tưởng like gì đó là giúp được ai đó, sau đó mới nhận ra điều đó là ngu ngốc".
Trong khi đó, bạn Minh Hải băn khoăn: "Nhiều bức ảnh nhìn cũng tội nghiệp, xúc động. Không phải tất cả đều là “câu like” đấy chứ?". Còn Hùng IT thì chia sẻ quan điểm: "Tôi chỉ nghĩ đơn giản like là để cho cộng đồng cùng thấy cuộc sống còn rất nhiều những mặt trái, vì thế tôi cũng thường like những bức ảnh đáng thương".
Dù vậy, quan điểm của đoạn video khiến bất kỳ ai cũng phải suy nghĩ, đó là hành động thiết thực thay vì chỉ "like" suông.
Theo Infonet