Saudi chơi đòn hiểm với Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas
Nhà lãnh đạo Palestine là ông Mahmoud Abbas đã nhận được “tối hậu thư” phải bay từ Paris tới Riyadh, ngay sau khi chính quyền Saudi Arabia bắt giữ nhà tài phiệt 80 tuổi Sabih al-Masri, người đứng đầu Ngân hàng Arab.
Mệnh lệnh cho nhà lãnh đạo Palestine đã được đưa ra vào ngày 16 tháng 12, từ hai Hoàng tử quyền lực nhất của thế giới Ả Rập là Hoàng tử Saudi Muhammad bin Salman (MbS) và Tiểu vương của Abu Dhabi và là Tổng thống đầu tiên của UAE là Mohamed bin Zayed (MbZ).
Hai nhà lãnh đạo đầy quyền lực của thế giới Ả Rập đã yêu cầu nhà lãnh đạo Palestine dừng ngay các cuộc giao dịch kinh doanh của ông ở Paris và ngay lập tức hiện diện ở thủ đô Saudi Arabia.
Các nguồn tin độc quyền của DEBKAfile thông báo rằng, hai nhà lãnh đạo này là những người đầu tiên của thế giới Ả Rập muốn đưa ra cho ông Mahmoud Abbas một tối hậu thư gồm 2 điểm:
Một là: Palestine phải chấm dứt các vụ tấn công công khai chống lại kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hai là: Palestine phải chấm dứt sự hợp tác trong chiến dịch này với Quốc vương Abdullah của Jordan và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Để “thuyết phục” nhà lãnh đạo Palestine chấp nhận giao dịch này, hoàng tử Muhammad của Saudi sử dụng quân bài là tỷ phú Palestine-Jordan là ông Sabih al-Masri, người cũng là một công dân Saudi, bị bắt giữ khi ông đang trên đường đến sân bay Riyadh để bay tới Amman.
Sự kiện Jerusalem đã cho thấy “quyền lực tuyệt đối” của Israel đối với Mỹ |
Al-Masri là một ông trùm kinh doanh nổi tiếng và giàu có nhất Palestine-Jordan. Ông là chủ tịch của Ngân hàng Ả Rập với đa số cổ phần trong lãnh thổ Palestine và đầu tư lớn vào vương quốc Saudi Arabia. Ông cũng thống trị thị trường chứng khoán Palestine có trụ sở tại Nablus, một thị trấn có truyền thống do gia tộc Masri cai trị.
Với vai trò nổi bật trong nền kinh tế Jordan, Sabih al-Masri là người rất thân cận với nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas và Quốc vương Jordan Abdullah.
Lợi ích mật thiết của họ thể hiện rõ ở điểm cấp phó của Al-Masry trong hội đồng quản trị của Ngân hàng Arab ở Amman là ông Bassem Awadallah, nguyên là Giám đốc Văn phòng của Quốc vương Abdullah II, người lãnh đạo Tòa án Hashemite của Hoàng gia Jordan, đồng thời được trao biệt danh là "Đại sứ đặc biệt của Vua Abdullah với Saudi Arabia".
Vụ bắt giữ Al Masry nhằm trừng phạt cả Mahmoud Abbas và Quốc vương Jordan. Đầu tuần này, Hoàng tử Saudi Muhammad bin Salman đã cảnh báo họ không nên tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ở Istanbul, được triệu tập bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, nhằm tổ chức một chiến dịch rộng rãi chống lại việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Hiện nay, ông al-Masri đã được thả ra khỏi nhà giam nhưng bị giam lỏng và bị cấm không được bay về Amman. Dự kiến là ông này sẽ chỉ được thả nếu nhà lãnh đạo Palestine và Quốc vương Jordan biết “nghe lời” chính quyền Ryiadh và Abu Dhabi, chấm dứt các hành động phản kháng đối với Mỹ và Israel trong vấn đề chủ quyền của Jerusalem.
Trong những ngày qua, người Palestine đã lên tiếng phàn nàn về việc lập trường ủng hộ Israel của Trump đối với Jerusalem đã được sự tán đồng của chính quyền Riyadh và Abu Dhabi - những đồng minh ủng hộ lâu đời, được người dân Palestine coi là “những người bạn”.
Trong thời gian gần đây, con rể kiêm cố vấn của ông Trump là Jared Kushner - một người gốc Do Thái, đã đạt được sự đồng thuận với hoàng tử Saudi Arabia về một kế hoạch mới để dẹp yên mâu thuẫn giữa Israel và thế giới Ả Rập, nhằm chung tay giải quyết vấn đề Palestine.
Trước đó, trong chuyến thăm của ông Abbas đến Ryiadh hồi đầu tháng 11 năm nay, hoàng tử Muhammad đã buộc nhà lãnh đạo Palestine phải chấp thuận một kế hoạch do Mỹ - Saudi Arabia vạch ra, buộc họ phải từ bỏ việc khôi phục ranh giới trước năm 1967 cho nhà nước của mình.
Theo những nguồn thạo tin Trung Đông, Hoàng tử Saudi đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông Abbas về tương lai của Khu bờ Tây, của Jerusalem các khu vực B và C mà chỉ trả lời lấp lửng là “Đây sẽ là vấn đề đàm phán giữa hai bên (Israel và Palestine), nhưng chúng tôi sẽ giúp các bạn.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, theo kế hoạch này, người Palestine sẽ phải chấp thuận việc “tất cả các cộng đồng Do Thái vẫn giữ nguyên hiện trạng; Đông Jerusalem không được tuyên bố là thủ đô của nhà nước Palestine; và tương lai của bờ Tây và Jerusalem sẽ rất mờ mịt.
Nhà nước Palestine sẽ được thành lập ở dải Gaza cùng với những vùng lãnh thổ lớn được nối từ Bắc Sinai, với thủ đô là Abu Dis - một ngôi làng nằm ở rìa phía Đông Jerusalem, làm thủ đô của nhà nước Palestine tương lai; tức là họ sẽ có chủ quyền rất hạn chế ở các khu vực của Bờ Tây sông Jordan và dĩ nhiên, Jerusalem sẽ là thủ đô của Israel.
Những động thái mới nhất này chứng tỏ Saudi Arabia và UAE đã hoàn toàn tuân theo lệnh Mỹ để hóa giải mâu thuẫn với Israel. Riyadh đã chính thức từ bỏ yêu cầu tiên quyết mà trước đây chính họ đã đưa ra là “chính quyền Tel Avip phải chấp nhận một Nhà nước Palestine với thủ đô là Đông Jerusalem”.
Các nước Ả rập đã “phản bội” Palestine, quay sang ủng hộ Israel về vấn đề Jerusalem |
Không những thế, 2 quốc gia thủ lĩnh của khối Ả rập này - vốn là những đồng minh thân thiết vài chục năm qua với Palestine, còn chung tay với Mỹ-Israel ép chết người Palestine, buộc họ phải chấp nhận kế hoạch mà Washington và Tel Avip đã vạch ra.
Theo nguồn tin, ngoài việc buộc Palestine phải “nhường” Jerusalem cho Israel, Saudi và UAE ra ra tối hậu thư rằng, Palestine phải theo phe Riyadh chống lại Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề tranh chấp Jerusalem, nếu không, họ sẽ mất tất cả trợ giúp của Saudi và UAE.
Sau khi chính quyền Abbas kịch liệt phản đối thỏa thuận này, Saudi và UAE đã gia tăng sức ép chính trị và ngoại giao với Palestine và tung ra hành động bắt nhà tài phiệt Sabih al-Masri để ra cú đòn mạnh hơn về kinh tế nhằm làm chính quyền Palestine phải ngã quỵ.
Hiện chưa thể xác định được là chính quyền Palestine do Fatah lãnh đạo ở Bờ Tây sông Jordan (đang có mâu thuẫn với lực lượng Hamas đang kiểm soát Dải Gaza) có chấp nhận thỏa hiệp với Mỹ và Israel về vấn đề Jerusalem hay không nhưng qua những sự kiện này, người ta có thể chắc chắn một điều về quyền lực tuyệt đối của Israel đối với Mỹ, đủ để khiến chính quyền Washington phải ép các đồng minh Ả rập Trung Đông phải thay đổi lập trường, dẹp bỏ mâu thuẫn hàng mấy chục năm qua, quay sang “phản bội” người bạn Palestine, “cổ vũ” kẻ thù cũ Israel.
Qua những sự kiện này người ta mới thấy được rõ ràng ai mới là “ông chủ thực sự” của Mỹ và Trung Đông!
Theo Đất Việt